Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Sa môn

(theo nghĩa hẹp) Sa môn chỉ một vị tu sĩ đã thọ đầy đủ giới luật của Phật giáo. Sa môn là một người xa lìa ân ái, xuất gia tu hành, chế ngự các căn, không nhiễm ái dục, có lòng thương xót tất cả mọi người, không làm thương tổn và giết hại chúng sinh, gặp khổ không phiền, gặp vui không mừng, nhẫn nại tâm như đất.

Một tu sĩ Phật giáo (sa môn) phải sống đúng 9 điều Phạm hạnh:

1- Xa lìa ân ái.

2- Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa.

3- Chế ngự các căn.

4- Không nhiễm ái dục.

5- Có lòng thương xót tất cả mọi người.

6- Không làm thương tổn và giết hại chúng sinh.

7- Gặp khổ không phiền.

8- Gặp vui không mừng.

9- Nhẫn nại, tâm như đất. .Sa Môn (theo nghĩa rộng) chỉ chung cho những người đệ tử của Phật, những người tu theo Phật giáo, khác với Bà La Môn là những người tu theo ngoại đạo. Sa môn chỉ cho những người đệ tử của Phật, chứ không dành riêng cho tu sĩ.

Nên hiểu chữ sa môn là chỉ chung 4 giới đệ tử của Phật, gồm có:

1- Cư sĩ nam sa môn thứ nhất.

2- Cư sĩ nữ sa môn thứ hai.

3- Tu sĩ nam Tăng sa môn thứ ba.

4- Tu sĩ nữ Ni sa môn thứ tư.

Do đó giáo pháp và giới luật nào có Bát Chánh Đạo thì mới có đệ tử của Phật, còn giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Đạo là không có đệ tử của Phật. Người ta hiểu hai chữ sa môn là dành riêng cho giới tu sĩ (Tăng, Ni), là hiểu hai chữ sa môn sai.

Trong đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn đã xác định chương trình tu học nào có Bát Chánh Đạo mới có sa môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư. Như vậy sa môn là chỉ chung cho 4 giới đệ tử của Phật.